Phân tích mạch kích nguồn

16:07 |
Phân tích mạch kích nguồn
Read more…

PHÂN TÍCH PHẦN SẠC IPHONE 5

16:59 |
Phân tích phần sạc iphone 5
- Những pan liên quan tới sạc iphone 5 như không sạc được, báo sạc nhưng không vô pin hay càng lúc càng hết pin, cắm sạc điện thoại hiển thị " không hổ trợ phụ kiện này", hoặc cắm sạc mà không hiển thị gì cả, có thể cắm sạc máy tự mở nguồn nhưng không sạc...
- Bài phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rỏ hơn về những vấn đề về iphone 5 không sạc được.



·        Giao diện điện thế từ jack cắm sạc J7 đi vào main
    

·                 Chân 21, 23, 25: 3 chân điện thế từ cốc sạc đi vào main có tên PP5V0_USB_CONN.



     PP5V0_USB_CONN đi vào main thông qua mosfet Q2 đổi tên thành PP5V0_USB_PROTECT


·          Đi vào chân L1, L2 ic nguồn U7

                                  

·        Khi điện thế từ cốc sạc đi qua Q2a đổi tên thành PP5V0_USB_RPROT đi vào ic quản lý USB.


        

·        Khi nhận dạng được dòng và số vol cần thiết cho máy lúc này U2 xuất ra chân D6 OVP_SW_EN_L


·        Lúc này Q2 chính thức dẫn điện thế từ cốc sạc vào main.


còn tiếp
(nếu các bạn quan tâm mình có thể làm 1 video clip hướng dẫn trên schematic về phần sạc iphone 5)











Read more…

SCHEMATIC IPHONE 5 (SƠ ĐỒ ĐIỆN THOẠI IPHONE 5)

09:40 |
SCHEMATIC IPHONE 5 (SƠ ĐỒ ĐIỆN THOẠI IPHONE 5)
Read more…

PHẦN MỀM XEM FILE PDF (PHẦN MỀM XEM SCHEMATIC)

14:46 |
PHẦN MỀM XEM FILE PDF (PHẦN MỀM XEM SCHEMATIC)
Read more…

ĐÈN BÁO RAM HP

10:23 |
Thường những dòng Hp hay những dòng laptop khác nếu báo đèn, nó sẽ chớp 3 chớp như thế này biểu thị chưa nhận ram (có thể main chưa nhận ram hoặc chưa gắn ram)


Read more…

SCHEMATIC DELL DAJW8CMB8E1

14:58 |
SCHEMATIC DELL DAJW8CMB8E1
Read more…

BIOS EC ACER 5745G ZR7

09:01 |

BIOS EC ACER 5745G ZR7 
Read more…

BIOS HP 6535S

15:34 |

BIOS LAPTOP HP 6535S
Read more…

ME REGION 8.0.4.1441

10:11 |

ME REGION 8.0.4.1441
Read more…

PHẦN MỀM CLEAR ME REGION FLASH IMAGE TOOL 8.10.1286

11:21 |

PHẦN MỀM CLEAR ME REGION FLASH IMAGE TOOL 8.10.1286 (P1)
Read more…

PHẦN MỀM BACKUP BIOS

19:08 |

PHẦN MỀM BACKUP BIOS TOOLKIT 2.0
Read more…

MẠCH KÍCH NGUỒN VÀ ĐIỀU KIỆN KÍCH NGUỒN

16:09 |
MẠCH KÍCH NGUỒN VÀ ĐIỀU KIỆN KÍCH NGUỒN
Read more…

BOARDVIEW ASUS X550CC

13:56 |

BOARDVIEW ASUS X550CC
Read more…

NGUYÊN TẮT LÀM VIỆC IC SẠC DELL N5010

13:47 |

IC sạc Dell N5010

Xét nguyên tắc hoạt động con IC sạc của Dell N5010:



1) Xét trường hợp máy dùng Adaptor:
- Nguồn vào lúc này là +DC_IN_SS ở mức cao sẽ đi vào chân DCIN của IC, đồng thời +DC_IN_SS cùng với 2 con trở PR4509 và PR4514 sẽ tạo thành cầu phân thế đi vào chân ACIN ở mức cao (ta đo được 2.5V)
- Lúc này chân ACOK sẽ xuất ra lệnh BQ24745_ACOK ở mức cao sẽ đi làm 2 hướng:
+ Đi qua con trở PR4512 đổi thành lệnh ACAV_IN ở mức cao ==> lúc này máy sẽ nhận dạng đang sử dụng nguồn từ Adaptor
+ Lệnh BQ24745_ACOK ở mức cao sẽ đi vào chân 2 của Fet PQ4501 làm cho chân số 6 của Fet PQ4501 ở mức thấp.
- Chân số 6 Fet PQ4501 ở mức thấp cùng với 2 con trở PR4503 và PR4505 và nguồn 19 đi vào với tên gọi +SDC_IN tạo thành cầu phân thế đi vào chân G của Fet PU4502 với mức điện áp 1.7V (G<S), lúc này Fet PU4502 dẫn và nguồn 19 đi vào sẽ qua con trở cảm biến dòng PR4502 đổi tên thành +PWR_SRC cung cấp cho toàn mạch.

2) Khi sử dụng Pin:



- Như hình trên khi sử dụng Pin lệnh +DC_IN_SS sẽ ở mức thấp lúc này Fet PU4503 dẫn và nguồn vào lúc này là nguồn pin với tên gọi +VCHGR cung cấp cho máy.
- Lệnh +DC_IN_SS ở mức thấp sẽ đi vào chân D của Fet PU4502 và chân 3 Fet PQ4501, chân 3 ở mức thấp thì chân 5 ở mức cao. Lúc này dòng đi làm 2 hướng:
+ Đi vào chân G Fet PU4502 ở mức cao nên Fet này đóng (G>S)
+ Chân 5 Fet PQ4501 ở mức cao thì chân 6 cũng ở mức cao, chân 6 ở mức cao vậy chân 2 ở mức thấp với tên gọi BQ24745_ACOK ở mức thấp. Lúc này máy sẽ báo nguồn đang sử dụng là nguồn Pin

3) Khi sử dụng Adaptor và Pin cùng lúc:



Khi sử dụng Adaptor và Pin thì nguồn vào chân G của Fet PU4503 sẽ ở mức cao lúc này Fet sẽ đóng không cho nguồn từ Pin vào và máy sẽ sử dụng nguồn từ Adaptor.
Read more…

GIAO TIẾP I2C

13:44 |

giao tiếp I2C

I2C là từ viết tắt tiếng Anh "Inter-Integrated Circuit" là 1 loại bus nối tiếp (digital) được phát triển bởi hãng sản xuất linh kiện điện tử Philips. Ban đầu giao tiếp này được sử dụng trong các linh kiện điện tử của hãng, sau đó do tính ưu việt và đơn giản của nó, I2C được chuẩn hóa và được dùng rộng rải trong các mô đun truyền thông nối tiếp của vi mạch tích hợp ngày nay.

+ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
- I2C sử dụng 2 đường truyền tín hiệu: 1 là đường xung (hay được gọi là đường xung nhịp đồng hồ) (SCL) serial clock, và 1 đường dử liệu digital (SDA: serial data). Hai đường SDA và SCL này luôn luôn đi trên 1 nền điện thế thường mắc với điện trở khoảng 4,7Kohm.
- Các chế độ hoạt động của I2C bao gồm
+ Chế độ chuẫn (standard mode) hoạt động ở tốc độ 100kbit/s
+ Chế độ tốc độ thấp (low speed mode) hoạt động ở tốc độ 10kbit/s
Tần số xung nhịp có thể xuống 0Hz, I2C sử dụng 7 bít để định địa chỉ do đó trên 1 bus truyền có thể định địa chỉ tới 112 nút, 16 địa chỉ còn lại được sử dụng vào mục đích riêng. Ưu điểm của giao tiếp I2C chính là hiệu xuất và sự đơn giản của nó. Khối điều khiển có thể điều khiển cả 1 mạng thiết bị mà chỉ cần 2 đường điều khiển. Vì vậy nó được ứng dụng trong các mạch vi điện tử theo kiểu truyền tín hiệu digital.

Read more…

BIOS LAPTOP HP DAOAX2

13:42 |
Read more…

SƠ ĐỒ IPHONE 4S - SCHEMATIC IPHONE 4S

13:40 |
SƠ ĐỒ IPHONE 4S - SCHEMATIC IPHONE 4S
Read more…

SƠ ĐỒ IPHONE 6 - SCHEMATIC IPHONE 6

13:39 |

SƠ ĐỒ IPHONE 6 - SCHEMATIC IPHONE 6
Read more…

SCHEMATIC IPHONE 6 PLUS

12:45 |

SCHEMATIC IPHONE 6 PLUS
Read more…

PHẦN MỀM ĐỌC ĐUÔI .FV (HỔ TRỢ ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH ASUS)

12:41 |

DOWNLOAF
PHẦN MỀM ĐỌC ĐUÔI .FV (HỔ TRỢ ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH ASUS)
Read more…

10 điều cần biết về CPU Skylake của Intel

12:39 |
Cuối cùng thì CPU Skylake cũng đã xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm nay. Bộ xử lý Core thế hệ thứ 6 này của Intel được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu suất nhanh hơn và nhiều cải tiến khác, từ bộ nhớ tới kết nối. Dưới đây là những điểm nhấn của bộ xử lý thế hệ mới của Intel.
1. Cần bo mạch chủ mới
    CPU Skylake sử dụng socket LGA1151 mới, nghĩa là sẽ không tương thích với các bo mạch chủ LGA1150 đang được sử dụng cho các bộ xử lý thế hệ thứ 4 (Haswell) và thứ 5 (Broadwell). Điều này là cần thiết cho bộ nhớ RAM DDR4 cũng như thiết kế hoàn toàn khác để cấp điện năng cho Skylake


2. Bộ tản nhiệt CPU không thay đổi.
     Nếu bạn đã đầu tư lớn cho một hệ thống làm mát bằng chất lỏng hay không khí, thì vẫn dùng tiếp được. Intel sử dụng cùng kích cỡ cho bộ tản nhiệt như với socket LGA1150. Điều này thực ra không thay đổi kể từ thời bộ xử lý Intel sử dụng socket LGA1156.

3. Ép xung tốt hơn
     Intel cho biết công ty rất quan tâm tới việc ép xung đối với bộ xử lý thế hệ mới này. Một số thay đổi quan trọng đã được thực cho phép ép xung tối đa với việc bộ phận chính hoàn toàn mở khóa. Những báo cáo gần đây cho biết chip mới ép xung có thể đạt tới xung nhịp 6GHz khi làm mát bằng nitơ lỏng, và đạt 5GHz với hệ thống làm mát bằng không khí .

4. Chipset mới Z170 đáng để nâng cấp
     Nếu bạn muốn gắn nhiều thành phần phần cứng vào PC của mình, chipset mới Z170 của Intel là một cải tiến lớn vượt hẳn chipset Z97 với băng thông hạn chế trên nền tảng Haswell. Nhờ những thay đổi thiết kế nội tại và có tới 20 luồng PCIe thế hệ 3, bạn sẽ không phải cắt giảm băng thông GPU chỉ để chạy ổ SSD chuẩn M.2 ở tốc độ cao hơn.

5. Cần RAM thế hệ mới
     Skylake hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR4, nghĩa là RAM DDR3 xem như đã hết thời. RAM DDR4 được giới thiệu lần đầu vào năm 2014, nhưng lúc đó mới chỉ dùng cho nền tảng cao cấp Haswell-E.

6. Hỗ trợ cả RAM DDR3, nhưng là phiên bản DDR3L hiếm gặp
     Điều thú vị là Intel đã bao gồm hỗ trợ DDR3 trong bộ điều khiển bộ nhớ mới tích hợp trong CPU Skylake, nhưng không phải là DDR3 có điện áp tiêu chuẩn mà là DDR3L, một biến thể dùng điện áp thấp của DDR3 hiếm thấy trong các máy tính để bàn. Hầu hết các nhà sản xuất bo mạch chủ chỉ sử dụng RAM DDR3L trên máy tính để bàn trong những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên RAM DDR3L mà bạn có chưa chắc đã dùng được với bo mạch chủ hỗ trợ Skylake.

7. Hiện mới chỉ có 2 dòng CPU Skylake
     Intel ưu tiên tung ra CPU Skylake trước cho game thủ, sau đó mới tới lượt người dùng phổ thông và di động. Hiện đã có 2 dòng bộ xử lý 4 nhân: Core i7-6700K xung nhịp 4GHz và Core i5-6600K xung nhịp 3,5GHz, với giá bán tương ứng lần lượt là 350 USD (~ 7,6 triệu đồng) và 243 USD (~ 5,3 triệu đồng)


8. Skylake nhanh hơn
     Intel đưa ra kết quả so sánh bộ xử lý cao cấp Skylake với các thế hệ trước, cho thấy: CPU Skylake nhanh hơn khoảng 10% so với Core i7-4790K, 20% so với Core i7-4770K và 30% so với Core i7-3770K. So với CPU thế hệ 4 (Haswell) thì Skylake nhanh hơn không đáng kể, nhưng với những ai đang dùng CPU thế hệ 3 (Ivy Bridge) thì đáng để suy nghĩ

9. Skylake cho di động sẽ tới muộn hơn
     Intel cho biết CPU Skylake cho di động sẽ xuất hiện vào quý 4. Có lẽ Intel sẽ tung ra chip mới cho di động kịp mùa mua sắm cuối năm.

10. Vẫn còn nhiều câu hỏi về Skylake
     Chip mới có bao nhiêu transistor? Bên trong thực sự trông như thế nào? Còn nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về Skylake. Có lẽ Intel giữ bí mật để công bố thông tin chi tiết tại Diễn đàn các nhà phát triển Intel (IDF) và cuối tháng này.


Read more…

SCHEMATIC IPHONE 5

12:37 |
Read more…

Bios Asus X553MA 8m OK

12:36 |

Bios laptop Asus X553MA 8m OK
Read more…

Schematic laptop hp la 3262p

12:35 |

Schematic laptop hp la 3262p
Read more…

SCHEMATIC IPAD 4 (SƠ ĐỒ IPAD 4)

12:30 |


SCHEMATIC IPAD 4 (SƠ ĐỒ IPAD 4)
Read more…

SCHEMATIC IPAD 3 (SƠ ĐỒ IPAD 3)

12:27 |


SCHEMATIC IPAD 3 (SƠ ĐỒ IPAD 3)
Read more…

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA SAMSUNG GT-S5300

12:24 |

HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA SAMSUNG GT-S5300 level 3
Read more…

Laptop Acer Aspire ZQSA dùng pin không được

12:17 |
Pan laptop Acer Aspire ZQSA dùng pin không được nhưng dùng adaptor bình thường
CÁC BẠN DOWNLOAD TÀI LIỆU CHIA SẼ TẠI ĐÂY
 Tình trạng máy dùng adaptor hoạt động bình thường nhưng không thể hoạt động bằng pin
Kiểm tra:
-        -   Lúc đầu nghi ngờ fet PQ31 bị hỏng, vì nếu PQ31 hỏng à lúc này điện thế pin không thể đi vào nuôi cho máy hoạt động
(
(HÌNH 1)

 Đo chạm chập nguồn pin (pin1 và pin 2) thấy nguồn pin chỉ có 30 ohm (bị chạm)
(HÌNH 2)

- Tiến hành tách chạm (xem phần tách chạm), chạm chập ở đây chủ yếu rơi vào những con tụ, phần tụ của nguồn pin khá ít gồm có PC95, PC102, PC6, PC94, PC103.
(HÌNH 3)

-    Kết quả 1 con tụ trên đường pin bị chạm, bốc con này ra vứt à hết chạm
-          Máy hoạt động bình thường.
Read more…

PHÂN TÍCH NGUỒN ĐẦU VÀO IPHONE 5S

11:27 |

-        -  Chân 1,2,7,8,9, 10,11,12: chân mass
-       -   Chân 5,6: chân nguồn pin (3,7v)

-        -  Chân 3,4: chân kiểm tra pin

   *    Nguyên tắc hoạt động:
    Ø Chân 5,6 có tên PP_BAT_VCC đi vào máy, đi vào chân F1 và F2 (IBAT) đồng thời áp vào chân D của Q4.
     

  Ø Khi U7 nhận được nguồn PP_BATT_VCC, lúc này khối XTAL đưa ra 1 điên thế áp vào thạch anh 32.768Khz (Y2), khi Y2 nhận được điện thế lúc này nó dao động và tạo ra 1 xung chuẫn 32.768Khz đưa ngược về khối XTAL nuôi cho U7 hoạt động.

  Ø PP_BATT_VCC đi qua XW12 đổi tên thành BATTERY_TO_PMU_SENSE (nhận dạng pin)



  Ø BATT_TO_PMU_SENSE đi vào chân E2 khối BAT/USB của U7 báo đã có pin gắn vào.

  Ø Lúc này khi U7 nhận dạng được có pin gắn vào chân C1 có tên ACT_DIO đi ra ở mức thấp đổi tên thành PMU_ACT_DIO

  Ø PMU_ACT_DIO đi vào chân G (Q4) lúc này Q4 dẫn, PP_VCC_MAIN ở mức cao đi ngược về nuôi cho U7 đồng thời đi qua L8 đi vào U7

  Ø PP_VCC_MAIN: đi nuôi cho toàn main
  Ø Từ chân K16 (LDO12) U7 xuất ra 1 điện thế tuyến tính có tên PP1V8_ALWAYS.


  Ø PP1V8_ALWAY đi vào chân 5 (U25) (chân điều kiện để kích nguồn)











Read more…

PHÂN TÍCH ACOFF# Ở MỨC CAO HP C700

11:25 |

PHÂN TÍCH ACOFF# Ở MỨC CAO:




-          PACIN ở mức cao đi qua PR146 đổi tên thành ACIN

-         -           ACIN đi vào chân 127 của EC ở mức cao

      

-          -        Khi chân 127 nhận dạng được ở mức cao à lúc này chân 27 (EC) xuất ra lệnh ACOFF ở mức thấp
      



      -          ACOFF ở mức thấp đi tới PQ11 à PQ11 không dẫn à chân 1(PQ11) ở mức cao được cấp bởi điện thế VIN và đổi tên thành ACOFF#

Read more…

PHÂN TÍCH MẠCH DÒ ÁP PACIN

11:20 |
PHÂN TÍCH PACIN Ở MỨC CAO:




    - VIN đi qua cầu phân thế PR23 và PR28 áp vào chân 3 PU2 (1,72v)
    - Nguồn P2 đi vào ic ổn áp 1,24v tạo ra mức điện thế ổn áp 1,24VREF đi vào chân 2 (PU2)
   -  Chân 2 (PU2) < chân 3, chân 1 đi ra ở mức cao 3,2v có tên PACIN

Read more…

PHÂN TÍCH NGUỒN ĐẦU VÀO 19V HP C700

11:12 |
PHÂN TÍCH NGUỒN ĐẦU VÀO 19V

 PCN1 là jack kết nối với adaptor
• Pin 1, pin2: chân nguồn 19v từ adaptor đi vào qua PL1 đổi tên thành VIN
 • Pin 3, pin4: 2 chân mass
• Pin 5: chân đèn led trên jack cắm nguồn adaptor.


  •  PACIN và ACOFF# đồng thời ở mức cao (H) --> lúc này G(PQ8) ở mức cao -->PQ8 dẫn --> PR4 và PR8 tạo thành cầu phần thế cho ra điện áp 8,14v áp vào 2 cực G(PQ1 và PQ2) --> PQ1 và PQ2 dẫn. 





  •   P2 thông qua PQ2 đổi tên thành P4 --> P4 qua điện trở PR7 đổi tên thành B+ (B+ chính là nguồn 19 chính cung cấp cho toàn máy)
Read more…

Ý NGHĨA SỐ IMEI

09:33 |
Ý NGHĨA SỐ IMEI
- CẤU TRÚC SỐ IMEI

- Số IMEI là một dãy số gồm 15 số nó chứa thông tin xuất xứ, kiểu mẫu và số serial của máy. Kiểu mẫu và xuất xứ bao gồm 8 số trong phần đầu được hiểu là TAC (viết tắt của Type Allocation Code: Mã kiểu mẫu và xuất xứ). Các phần còn lại của số IMEI được định nghĩa bởi nhà sản xuất, và cuối cùng là số Luhn Check Digit số này không gửi đi tới mạng.
    IMEI = TAC + FAC + SNR + SP
+ TAC : kiểm soát bởi trung tâm kiểm soát thiết bị quốc tế
+ FAC: do nhà sản xuất ẩn định
+ SNR: số SN của máy
+ SP: không sử dụng

- CẤU TRÚC CỦ:
+ Trước năm 2002 thì số IMEI có dạng như sau:
AAAAAA-BB-CCCCCC-D (TAC – FAC – SNR – D).
Trong đó thì TAC có độ dài 6 số theo sau đó là 2 số cho biết máy được ráp ở đâu gọi là (FAC: Final Assembly Code) tùy theo đó nhà sản xuất sẽ ghi các số này để cho biết máy được ráp ở nước nào. Và sau cùng cũng là chuỗi số serial của máy do nhà sản xuất quy định.
Ví dụ 352099-00-176148-1 cho biết các thông số sau: TAC: 352099 nó được đưa ra bởi BABT và theo số 2099.
FAC: 00 số này là thời điểm chờ chuyển từ số theo định dạng cũ sang số mới (vì sao là 00 sẽ được mô tả chi tiết sau).
SNR: 176148
CD: 1 Có nghĩa là GSM Phase 2 hay cao hơn.
Định dạng sẽ thay đổi bắt đầu từ 1 tháng 4 năm 2004 khi mà số FAC: Final Assembly Code chuyển từ định dạng cũ sang định dạng theo kiểu 8 số theo định dạng TAC: Type Allocation Code. Thì bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 cho tới ngày đổi toàn bộ số FAC sẽ là 00.

- CẤU TRÚC SAU NĂM 2004
Kể từ năm 2004 định dạng của số IMEI sẽ theo chuẩn sau: AABBBBBB-CCCCCC-D (Có thể được viết liền AABBBBBBCCCCCCD). Trong đó:
  • AA Là số Reporting Body Identifier, nó chỉ ra rằng nhóm GSMA thuộc nhóm nào (xem bảng danh sách số Reporting Body Identifier ở phía dưới).
  • BBBBBB Là phần còn lại của chuỗi TAC.
  • CCCCCC Là số serial của từng máy do nhà sản xuất quy định.
  • D Là số cuối cùng được tạo ra từ các số trước theo Luật Luhn Check Digit hoặc có thể là số 0.

Kiểm tra tính hợp lệ

Số cuối cùng của dãy IMEI được tính toán dựa trên thuật toán kiểm tra số Luhn.
Dựa theo công ước phân bổ và chấp nhận IMEI của tổ chức GSMA.[2]
Tính hợp lệ được tính theo công thức Luhn (ISO/IEC 7812). (Xem GSM 02.16 / 3GPP 22.016). Việc kiểm tra tính hợp lệ dựa vào tất cả các chữ số (14 số đầu) của dãy IMEI và không bao gồm số phiên bản phần mềm (SVN) của điện thoại.
Mục đích của việc kiểm tra hợp lệ là để bảo vệ việc IMEI sai thông tin với Trung tâm đăng kí thiết bị (CEIR).
Quá trình kiểm tra tính hợp lệ của dãy IMEI được thực hiện trong ba bước:
  1. Nhân đôi tất cả các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11, 13) của dãy IMEI từ bên phải qua trái (vd:  5 → 10).
  2. Cộng dồn các số vừa nhân đôi với các số ở vị trí chẵn. Kiểm tra nếu tổng số của các chữ số chia hết cho 10 hay không, nếu chia hết số phải tìm là 0.
  3. Ngược lại nếu không chia hết thì chọn số gần nhất cộng với tổng đấy chia hết cho 10. (vd: tổng là 52 thì số gần nhất cộng với 52 chia hết cho 10 là 8).

- 2 DẠNG IMEI

Tùy thuộc vào năm sản xuất mà số IMEI (International Mobile Equipment Identity) có những dạng khác nhau, nhưng tựu trung thì có 2 dạng phổ biến:
  • aabbbb-cc-dddddd-e: dạng này là dành cho những máy sản xuất trước 1/4/2004
trong đó dãy aabbbb: TAC: Type approval code
cc: FAC: Final assembly code
dddddd: SNR: Serial number
e: SP: check digit (thường là số 0)
phần aa: nước sản xuất
phần cc: số hiệu của nhà sản xuất
ví dụ 01,02 = AEG ---- 60 = Alcatel
07,40 = Motorola ----- 61 = Ericsson
10,20 = Nokia ---- 65 = AEG
30 =Ericsson ----- 70 = Sagem
40,41,44 =Siemens ---- 75 = Dancall
50 =Bosch ---- 80 = Philips
51 =Sony, Siemens, Ericsson ----- 85 = Panasonic
Tuy nhiên, kể từ 1/1/2003 phần cc này đã được đồng loạt set về 00
  • xxxxxxxx-dddddd-e: dạng này là dành cho những máy sx sau thời điểm trên
trong đó xxxxxxxx: Type Allocation Code (cũng viết là TAC), và 2 chữ xx đầu cũng là ký hiệu nước sản xuất (tất nhiên bây giờ nhiều máy cũng kg ghi số IMEI theo kiểu có dấu cách như vậy mà thường ghi liền thành 1 dãy 15 số).
2 chữ số đầu tiên cho biết xuất xứ của nước sản xuất (country of origin). Nó vốn căn cứ trên mã điện thoại của mỗi quốc gia, nhưng nói chung là chỉ ở mức tương đối.
  • Ví dụ với quốc gia: 01: USA; 35: UK; 33: Pháp; 45: Đan Mạch; 49, 50, 51: Đức v.v.
2 chữ số đầu tiên trong dãy số IMEI có tên gọi chính thức là Reporting Body Identifier. 2 chữ số này biểu thị tên tổ chức đã cấp số đăng ký cho phone. Và những con số này thường dựa trên mã quốc gia của tổ chức đó.
  • Ví dụ với các tổ chức:
    • 01 = PTCRB/CTIA
    • 35 = BABT (British Approvals Board for Telecommunications)
    • 86 = TAF (China)
    • 91 = MSAI (India)
    • 98 = BABT for multi mode 3GPP/3GPP2 equipment
    • 99 = TIA for multi mode 3GPP/3GPP2 equipment
Với các số IMEI mới chúng ta không thể dựa vào số IMEI để biết nước s/x điện thoại được. Vì dãy số IMEI giờ không còn được cấp phát theo Quốc gia nữa, mà được cấp phát theo tập đoàn/ CT s/x Điện thoại, và như chúng ta biết thì các tập đoàn s/x ĐT lớn đều đặt nhà máy s/x tại rất nhiều Quốc gia, vì vậy các bạn check số IMEI mới, sẽ chỉ thấy - Made by Nokia, SE, Moto...etc...

Ví dụ

Sau đây là đường dẫn hữu ích cho bạn - Phân tích một số IMEI xem thử thông tin của máy bạn như thế nào: https://imeidata.net
Bạn truy cập vào và nhập số IMEI sau đó sẽ biết được thông tin của máy mình ví dụ:
352068063702873
IMEI: 352068063702873
Tổ chức cấp: BABT
Số TAC: 35206806
Số Seri: 370287
Kiểm tra tính hợp lệ Luhn: 3
Nhà sản xuất: APPLE INC
Thương hiệu: IPHONE
Nhãn hiệu: IPHONE 6, PT0305 (A1586)
Read more…

TRỌN BỘ HƯỚNG DẪN VÀ BOARDVIEW Asus X455LD-repair-guide

15:19 |
Read more…

GIỚI THIỆU VỀ SỐ IMEI

11:23 |
- Số IMEI là gì?
- Trong mỗi thiết bị cầm tay liên lạc, nhà quản lý đều hành mạng đều quản lý qua 2 số: số sim và số imei.
- Số Sim là mã nhận dạng di động thuê bao quốc tế, nhờ vào số sim mà nhà mạng có thể quản lý được những cuộc gọi, tin nhắn cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
- Số IMEI là số nhận dạng di dộng quốc tế, số này được nạp vào bộ nhớ rom khi điện thoại được xuất xưởng, mỗi số điện thoại có 1 số IMEI duy nhất, ở các nước trên thế giới số IMEI được nhà cung cấp dịch vụ quản lý, vì vậy khi điện thoại bị đánh cắp chúng sẽ không thể dùng được.

- Theo wiki
- Số IMEI là một chuỗi số duy nhất được gán duy nhất cho mỗi máy GSM hay máy UMTS, Thường dãy số IMEI được in trên tem máy nằm phía dưới pin hay ta có thể kiểm tra bằng các bấm *#06# lúc này máy sẽ hiện ra trên màn hình. Số IMEI thường được sử dụng trong mạng GSM để nhận dạng sự hợp pháp của máy đầu cuối nhờ đó mạng có thể không cho các máy ăn cắp gọi được. Nếu 1 máy bị ăn cắp, người chủ có thể gọi tới tổng đài yêu cầu chặn máy điện thoại sử dụng số IMEI này, do đó nếu chúng ta có thay thế sim khác thì sim cũng không thể gọi được.


Read more…

TÀI LIỆU THAM KHẢO SỬA CHỮA LAPTOP 1

10:11 |

TÀI LIỆU THAM KHẢO SỬA CHỮA LAPTOP ASUS 1
Read more…

Hướng dẫn cách đo mosfet căn bản

09:51 |
- Hướng dẫn cách do mosfet sống chết

Hướng dẫn cách đo mosfet.
Bài này  hướng dẫn cách đo mosfet đơn nghịch 8 chân thường sử dụng trong laptop, đối với mosfet 3 chân hay mosfet đôi ta cũng đo tương tự.
Ø Đầu tiên xác định chân 1 của mosfet.
Ø Đặt chân 1 của mosfet hướng về phía mình.
Ø Dùng đồng hồ số bật qua thang đi ốt
*Cách đo:
vBước 1: xát định mosfet thuận hay mosfet nghịch.

Hình vẽ trên schematic ta thấy trong mosfet có 1 con đi ốt, dòng điện sẽ đi từ chân 123 qua con đi ốt đến chân 5678. Dựa vào đặt điểm này ta có thể xác định được mosfet thuận và nghịch.
Ø Đặt que đỏ và chân S que đen vào chân D -> đồng hồ nhảy chỉ số đi ốt -> đây là mosfet nghịch
Nếu cẩn thận bạn có thể đảo que đo đen vào chân S đỏ vào chân D ->đồng hồ không nhảy chỉ số (bước này không cần thiết vì khi đo quen, để ý chỉ số mình sẽ biết được đó có phải là mosfet hay không và mosfet đó là mosfet trên hay mosfet dưới trong mạch tạo nguồn)
v  Kích mosfet:

Ø  Mosfet nghịch G phải lớn hơn S mosfet mới dẫn (hay còn gọi G phải ở mức cao).
Đồng hồ số thang đi ốt que đỏ là que dương 3v, que đen là que âm, vậy ta sẽ dùng que đỏ 3v để kích cho mosfet dẫn.


Ø  Giữ nguyên que đen, chuyển que đỏ từ S sang G (lúc này mình đã nạp cho G 1 điện thế 3v)

Ø  Giữ nguyên que đen, que đỏ chuyển từ G về lại S => lúc này mosfet dẫn (đồng hồ hiện 000)



Read more…